Tranh cãi Cầu_Ghềnh

Tên gọi

Cầu Ghềnh nhìn từ bờ sông Đồng Nai vào đầu thế kỉ 20.

Tên gọi cầu hiện là một vấn đề gây tranh cãi. Theo ý kiến của nhiều người dân Biên Hòa, nhất là những người lớn tuổi sống ở cù lao Phố, gọi tên cầu Ghềnh là chưa đúng và không có ý nghĩa bằng cách gọi cầu Gành mà người Biên Hòa đã gọi hàng trăm năm nay.[42] Ngay cả tài liệu của Bảo tàng tỉnh Đồng Nai cũng ghi nhận tên cầu là cầu Gành.[5] Tên "Gành" được đặt dựa vào địa thế của khu vực lòng sông Đồng Nai. Nơi đây có nhiều gành đá tảng lớn dưới lòng sông, mỗi khi thuỷ triều xuống, những tảng đá to lớn nổi lên rất rõ. Tương truyền đây là những khối đá do người dân ném xuống lòng sông để làm rào cản ngăn tàu Pháp đánh chiếm Thành Biên Hòa vào năm 1860. Ông Lưu Văn Du, giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, cho hay tên gọi "Ghềnh" có thể là do những người miền Bắc di cư đến Biên Hòa sau năm 1975 phát âm trại từ tên "Gành" thành tên "Ghềnh".[42]

Vành đai bảo vệ chân cầu

Sau cú đâm của sà lan khiến cầu Ghềnh sập vào tháng 3 năm 2016, dư luận đã đặt ra câu hỏi: "Cái vành đai bảo vệ chân cầu đâu rồi?"[43] Trao đổi về vấn đề này, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đường sắt Sài Gòn là ông Nguyễn Xuân Hòa cho biết trước giờ cầu Ghềnh chưa hề có trụ chống va nhưng để đảm bảo an toàn cho cầu thì có một đơn vị giao thông đường thủy ở tỉnh Đồng Nai tổ chức điều tiết giao thông thủy. Tuy nhiên, theo Chi cục Đường thủy phía Nam, lực lượng điều tiết giao thông thủy ở khu vực cầu Ghềnh chỉ hoạt động trong thời gian hồ thủy điện Trị An xả lũ vào thời điểm cầu Ghềnh bị tông sập, không có đơn vị giao thông đường thủy nào tổ chức việc điều tiết giao thông ở đó.[44]

Tuy nhiên, nhiều người dân Biên Hòa khẳng định cầu Ghềnh từng có hệ thống khung sắt bảo vệ chống va và hệ thống này xuất hiện từ những năm 1970.[45] Trên các thanh sắt đó có thêm các thanh ngang được hàn dính chặt, tạo thành vòng khung xung quanh móng, ngoài các thanh sắt còn có thêm lưới B40 được giăng quanh mố cầu dưới mặt nước.[46] Không ai rõ hệ thống chống va này biến mất từ khi nào nhưng theo một người dân sống gần cầu Ghềnh cho hay trong đợt trùng tu gần nhất của cầu trước khi sập khoảng 10 năm trước, lần lượt những thanh sắt chung quanh các mố cầu Ghềnh bị nhổ lên.[46] Chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng từng báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề sà lan đâm va vào trụ cầu[37]

Bảo tồn hai nhịp cầu cũ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu_Ghềnh http://vnexpress.net/photo/thoi-su/tau-keo-sa-lan-... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dam-sap-cau-g... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dau-an-cau-gh... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/duong-bo-tren... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hoan-tat-thao... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baogiaothong.vn/sua-xong-cau-ghenh-truo... http://www.baodongnai.com.vn/chuyenmuc/thoidam/201... http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201201/Khoi-co... http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201305/Cam-xe-...